Vớ/tất tĩnh mạch
Altiform®

Vớ/tất tĩnh mạch là gì?

Vớ/tất tĩnh mạch được thiết kế đặc biệt để tạo ra các lực ép đều đặn lên các cơ vùng cẳng chân. Lực này có khả năng làm khép van tĩnh mạch, hỗ trợ sự tuần hoàn máu. Lưu lượng máu về tim được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng máu ứ đọng ở chi dưới, giảm nhẹ các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch chân mãn tính.

Vớ/tất tĩnh mạch có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm nhẹ các cơn đau nhức chân.

Mang vớ/tất tĩnh mạch giúp giảm tải áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, đồng thời giảm nguy cơ gây loét tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch.

Bạn có biết

60% bệnh nhân

dừng sử dụng vớ/tất tĩnh mạch sau lần thử đầu tiên vì các lí do nóng, ngứa, khó chịu khi mang, khó khăn khi sử dụng

Ref: Ann Vasc Surg. 2007 Nov;21(6):790-5

Vớ/tất tĩnh mạch thế hệ mới

Altiform®

giảm nhanh triệu chứng

ngăn ngừa tiến triển

thoải mái dài lâu

Mềm - Mỏng - Mịn - Mát

Sản xuất tại Anh theo
tiêu chuẩn British Standard

Công nghệ dệt kim độc đáo

Mức áp lực đa dạng

Vớ/tất tĩnh mạch Altiform® có 3 loại, chia theo từng cấp độ áp lực:

Altiform® Cấp độ I (Class I)

Cấp độ I (Class I) (14 – 17mmHg áp lực nén tại cổ chân) Dành cho tình trạng giãn tĩnh mạch mới phát hiện, giãn tĩnh mạch trong thai kỳ, phù nề hay đau chân và cổ chân. Phù hợp trong trường hợp di chuyển đường dài.

Altiform® Cấp độ II (Class II)

Cấp độ II (Class II) (18 – 24mmHg áp lực nén tại cổ chân) Dành cho tình trạng giãn tĩnh mạch mức độ trung bình, cho điều trị loét chân do bệnh lý tĩnh mạch và phòng ngừa tái phát, phù nề nhẹ, giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Phù hợp trong trường hợp di chuyển đường dài.

Altiform® Cấp độ III (Class III)

Cấp độ III (Class III) (25 – 35mmHg áp lực nén tại cổ chân) Dành cho tình trạng giãn tĩnh mạch nặng, suy tĩnh mạch huyết khối, phù nề nặng, điều trị loét chân do bệnh lý tĩnh mạch và phòng ngừa tái phát.

Hướng dẫn sử dụng

Vớ/tất tĩnh mạch Altiform®

Vớ/tất tĩnh mạch Altiform® nên được lựa chọn đúng size để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Xem ngay video sau để nhận hướng dẫn đo size, lời khuyên hữu ích và giải đáp các thắc mắc.

  • Bước 1: Luồn tay vào trong vớ/tất. Nắm lấy phần gót vớ/tất từ bên trong.
  • Bước 2: Giữ phần gót vớ/tất, lộn trái vớ/tất để lộ ra phần đầu chóp của vớ/tất.
  • Bước 3: Đặt các ngón chân vào đúng vị trí đầu chóp. Cuộn vớ nhẹ nhàng từ đầu chóp đến gót chân.
  • Bước 4: Dùng 2 tay nắm 2 bên miệng vớ/tất và kéo vớ/tất lên đều tay.


Chú ý:

  • Sử dụng vớ/tất tĩnh mạch Altiform® vào đầu buổi sáng trước khi có bất kỳ dấu hiệu phù nề tại chân, cổ chân và bàn chân.
  • KHÔNG cuộn hay gấp phần đầu vớ/tất do có thể dẫn đến cản trở lưu thông máu.
  • Đảm bảo các đầu ngón chân có thể cử động thoải mái.
  • Để tránh làm hỏng vớ/tất tĩnh mạch Altiform®, vuốt thẳng phần rìa xung quanh ngón chân và tháo bỏ trang sức khi đi vớ/tất. Nên đi giày dép thường xuyên để tránh làm hư hỏng vớ/tất.
  • Vớ/tất tĩnh mạch Altiform® nên được giặt ở nhiệt độ 40°C và để khô tự nhiên, tránh các nguồn nhiệt trực tiếp.
  • KHÔNG ủi, sấy khô, giặt khô hay dùng thuốc tẩy cho vớ/tất tĩnh mạch Altiform®.
  • Hãy nhờ trợ giúp của chuyên gia y tế (bác sĩ, dược sĩ) trong lần mang vớ/tất đầu tiên.
  • Chọn vớ/tất có kích cỡ phù hợp.
  • Tránh các nếp gấp trên vớ/tất vì chúng làm tăng gấp đôi lực nén ép lên các cơ.
  • Thông báo ngay cho chuyên gia y tế nếu sử dụng vớ/tất mang lại cảm giác khó chịu kéo dài ở chân.
  • Không mang giày quá chật hoặc không phù hợp để tránh làm hỏng lớp vải dệt của vớ/tất.
  • Cẩn trọng khi dùng các loại kem dưỡng, thuốc mỡ và dầu xoa bóp. Chúng có thể làm hỏng vớ/tất hoặc để lại các vết bẩn mà mắt thường không nhìn thấy.

Vớ/tất tĩnh mạch: sản phẩm hữu ích

cho người mắc suy tĩnh mạch

cho phụ nữ mang thai

cho người đi du lịch

Vớ/tất tĩnh mạch được thiết kế đặc biệt để tạo ra các lực ép đều đặn lên các cơ vùng cẳng chân. Lực này có khả năng làm khép van tĩnh mạch, hỗ trợ sự tuần hoàn máu.
Lưu lượng máu về tim được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng máu ứ đọng ở chi dưới, giảm nhẹ các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch chân mãn tính.
Vớ/tất tĩnh mạch có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm nhẹ các cơn đau nhức ở chân. Mang vớ/tất tĩnh mạch giúp giảm tải áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, đồng thời giảm nguy cơ gây loét tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch.

Nhiều phụ nữ khi mang thai sẽ gặp phải các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch chân như chân có cảm giác nặng, đau nhức, mỏi, sưng tấy. Các sản phụ do đặc thù nghề nghiệp hoặc thói quen đứng/ngồi một chỗ lâu có khả năng mắc suy tĩnh mạch thai kì cao hơn. Ngoài ra, nguy cơ cũng được dự đoán đối với những sản phụ đã từng mang thai, đã từng bị suy tĩnh mạch hay do có yếu tố di truyền.
Mang vớ/tất tĩnh mạch là biện pháp ngừa suy tĩnh mạch được khuyến khích cho các sản phụ nhằm hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm các cảm giác mỏi chân, khó chịu ở chân và ngừa sưng chân. Mang vớ/tất tĩnh mạch giúp giảm tải áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân, giảm nguy cơ viêm loét, sưng tấy, huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch. Vớ/tất tĩnh mạch được khuyến khích mang ngay từ những tháng đầu của thai kỳ để giữ cho đôi chân sản phụ được khỏe mạnh và năng động, giảm các phiền toái kể trên.

Những người thường xuyên đi du lịch hay công tác xa buộc phải ngồi lâu một chỗ trên suốt hành trình khiến máu không lưu thông tốt ở chân. Tình huống này làm phát sinh nhiều vấn đề thường thấy như tê chân, nặng chân, phù chân hay sưng mắt cá. Ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài tiềm ẩn nguy cơ gây viêm tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch (hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch chân). Nếu cục máu đông này di chuyển lên phổi sẽ làm thuyên tắc động mạch phổi.
Ngồi lâu hơn 4 giờ liên tục, dù là trên máy bay, xe lửa, xe hơi, hay xe buýt, cũng làm tăng gấp 4 lần nguy cơ Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) đối với mọi đối tượng hành khách, bất kể tuổi tác, trọng lượng, hay lối sống.
Một giải pháp đơn giản để giữ cho đôi chân bạn không bị nặng nề, phù nề hay sưng mắt cá trong suốt chuyến đi: Hãy mang vớ/tất tĩnh mạch Altiform® khi đi du lịch!

Dấu hiệu cảnh báo suy tĩnh mạch

Bạn có bắt gặp những dấu hiệu bất thường ở chân như:

NẶNG CHÂN

ĐAU MỎI CHÂN

NHỨC CHÂN

tăng nặng vào cuối ngày

Đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới

một bệnh lý diễn biến phức tạp cần phải được điều trị kịp thời

Suy tĩnh mạch chân mãn tính làm tổn thương các van một chiều trong lòng tĩnh mạch ảnh hưởng chức năng dẫn máu về tim. Hậu quả là máu bị trào ngược, gây ứ đọng và tích tụ máu ở chi dưới. Dịch này thoát ra mô xung quanh gây ra các triệu chứng tại chỗ như đau nhức, sưng tấy, mỏi chân, nặng chân…

Nguy cơ diễn biến bệnh

Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể hình thành mới các tĩnh mạch giãn, làm các bệnh tĩnh mạch hiện có tiến triển xấu hơn và trở nên mãn tính. Đau chân, nặng chân, sưng tấy là các dấu hiệu cảnh báo bệnh Suy tĩnh mạch chân mãn tính. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc kịp thời, chúng có thể tiến triển xấu hơn dẫn đến nguy cơ biến chứng phức tạp: tĩnh mạch mạng nhện, giãn tĩnh mạch, loét chân.

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, hãy thông báo cho các chuyên gia y tế (bác sĩ hoặc dược sĩ) để có phương pháp điều trị phù hợp.

Các yếu tố nguy cơ

Đứng/ngồi quá lâu

Cân nặng

di truyền

giới tính

độ tuổi

Phương pháp điều trị

Suy tĩnh mạch chân mãn tính cần phải được điều trị để duy trì sức khỏe đôi chân. Ngay khi phát hiện các triệu chứng, hãy thông báo cho các chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị phù hợp.

Vớ/tất tĩnh mạch
Vớ/tất tĩnh mạch có tác dụng hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm nhẹ các cơn đau nhức ở chân.

Bên cạnh trung tâm điều trị Thuốc trợ tĩnh mạch, vớ / tất tĩnh mạch là thành phiết thiết yếu, hỗ trợ đặc lực điều trị. Vớ/tất tĩnh mạch được thiết kế đặc biệt để tạo ra các lực ép đều đặn lên các cơ vùng cẳng chân. Lực này có khả năng làm khép van tĩnh mạch, hỗ trợ sự tuần hoàn máu. Lưu lượng máu về tim được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng máu ứ đọng ở chi dưới, giảm nhẹ các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch chân mãn tính.Chính vì vậy, việc kết hợp này giúp giảm triệu chứng bệnh, làm chậm tiến triển của bệnh.

Thuốc trợ tĩnh mạch
Tập luyện & Thay đổi lối sống
tìm hiểu thêm

Để duy trì sức khỏe đôi chân

Sau đây là những lời khuyên giúp bạn có đôi chân khỏe mạnh. Hãy thực tập hằng ngày:

Tránh mặc quần áo bó sát
Giữ cân nặng lý tưởng
Không nên mang giày cao gót thường xuyên
Kê cao chân bất cứ khi nào có thể
Tránh các tác động nhiệt: nước nóng, hơi nóng, ánh nắng mặt trời…
Tập thể dục thường xuyên
Các động tác thực hành tại chỗ:
1
Động tác # 1

Kiễng gót chân giúp lưu thông khí huyết. Đặt 2 bàn chân song song và có khoảng cách. Đứng cùng lúc cả 2 bàn chân lên các đầu ngón chân rồi hạ xuống. Lặp lại liên tục từ 15-30 giây.

2
Động tác # 2

Kê cao chân để giảm áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân. Nếu không tiện nằm xuống, bạn hãy kê cao chân lên một cái ghế và duỗi ra trong vòng 5 phút. 

3
Động tác # 3

Đi bộ chậm rãi để giúp cơ thể bơm máu nhiều hơn. Hướng dẫn đi bộ đúng cách: khi chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng là mũi chân. Hãy duy trì đi bộ mỗi ngày 5 phút.

4
Động tác # 4

Xoa bóp chân để giúp máu lưu thông tốt ở vùng chân. Hãy ngồi xuống, nhẹ nhàng xoa bóp mắt cá rồi di chuyển từ bắp chân dọc lên đến đỉnh đùi. Có thể kết hợp vừa xoa bóp, vừa nâng cao chân để tránh áp lực lên trên tĩnh mạch.

5
Động tác # 5

Xoay khớp cổ chân để chân khỏe mạnh. Thực hiện từ 15-30 giây cho mỗi bên.

Câu hỏi thường gặp

  • Vớ/Tất tĩnh mạch được thiết kế đặc biệt để tạo ra một lực ép lên đôi chân, cao nhất ở mắt cá chân và giảm dần khi càng lên cao. Lực này làm khép van tĩnh mạch, hỗ trợ sự hồi lưu máu về tim. Đây được xem là điểm KHÁC BIỆT so với các loại vớ thông thường.
  • Lưu lượng máu về tim được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng máu ứ đọng ở chi dưới, giảm nhẹ các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch chân mạn tính.
  • Mang vớ/tất tĩnh mạch giúp giảm tải áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, đồng thời giảm nguy cơ gây loét tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch.

Về cấu tạo, vớ/tất tĩnh mạch được thiết kế đặc biệt để tạo lực ép phù hợp, lớn nhất ở mắt cá chân và giảm dần khi lên trên. Chính cấu tạo này giúp hỗ trợ đẩy máu về tim, giảm ứ trệ. Trong khi đó, các quần bó sát thì chỉ mang tính thời trang, lực bó cao, phân bố không đều, không nhằm mục tiêu hỗ trợ đưa máu về tim mà lại còn gây nén ép không phù hợp có thể gây ứ trệ tuần hoàn, gia tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.

Vớ/tất tĩnh mạch cùng với thuốc trợ tĩnh mạch và thay đổi lối sống là 3 biện pháp điều trị được khuyến cáo cho TẤT CẢ các giai đoạn suy tĩnh mạch (cấp độ C0s – C6s). Mang vớ/tất tĩnh mạch giúp giảm tải áp lực gia tăng tại tĩnh mạch chân, giảm viêm nhiễm, sưng tấy, đồng thời giảm nguy cơ gây loét tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch do đó có tác dụng hỗ trợ điều trị ở các cấp độ.

Hoàn toàn không bắt buộc. Bạn có thể hỏi mua vớ/tất tĩnh mạch Altiform® ngay tại nhà thuốc hoặc nhờ dược sĩ đặt hàng giúp. Tuy nhiên để mua được loại vớ chính xác, cần được các BS chẩn đoán cấp độ Suy tĩnh mạch để chọn loại vớ có áp lực phù hợp nhất. Phía dưới cùng trang web này có địa chỉ các nhà thuốc giúp bạn dễ dàng mua được Altiform.

Vớ/tất tĩnh mạch Altiform® được sản xuất tại Anh theo tiêu chuẩn British Standard – tiêu chuẩn Anh Quốc đã được công nhận trên toàn cầu. Đảm bảo chất lượng tốt nhất, tiêu chuẩn cao nhất, đã chứng minh hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.

Tham khảo British Standard tại https://www.bsigroup.com/

Altiform® có CÔNG NGHỆ DỆT KIM TRÒN ĐỘC ĐÁO, phần thun co giãn ở chóp và gót vớ/tất không chứa silicone và latex nên hạn chế tối đa ngứa hay kích ứng da. Bên cạnh đó vớ/tất tĩnh mạch Altiform® có chất liệu vải dệt cao cấp, mềm mại, co giãn tối đa, mang lại cảm giác MỀM – MỎNG – MỊN – MÁT, giúp bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái và thoáng mát dù mang vớ hoạt động cả ngày.

Về nguyên tắc vớ/tất tĩnh mạch mang lại hiệu quả chỉ sau 1-2 ngày sử dụng đầu tiên. Tuy nhiên nếu duy trì sử dụng liên tục nhiều ngày, đeo càng lâu trong ngày sẽ mang lại hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, việc này đôi lúc gây một chút khó khăn, bất tiện cho người bệnh. Do đó, cần linh hoạt trong việc sử dụng vớ để cân bằng giữa hiệu quả điều trị và sinh hoạt thường ngày. Do đó, bạn nên đeo sau khi thức dậy đi làm, ban đêm khi ngủ tháo ra. Trong các hoạt động như thể dục thể thao (chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…) có thể tháo, không cần mang vớ để dễ dàng trong vận động. Bên cạnh đó, các hoạt động này cũng góp phần hỗ trợ đẩy máu ứ trệ về tim nên bạn an tâm nhé.

Không nên sử dụng vớ/tất tĩnh mạch trong trường hợp:
• Suy tim, mặc dù đã được điều trị, vẫn xuất hiện các triệu chứng như khó thở;
• Bệnh lý động mạch ngoại biên (PAD) ở chân, hay Bệnh lý mạch máu ngoại vi (PVD);
• Bệnh lý thiếu máu cục bộ (IHD), hay bệnh mạch vành;
• Viêm mô tế bào hay nhiễm trùng da tại chi dưới chưa điều trị.

Sử dụng cẩn trọng và dưới sự theo dõi của chuyên gia y tế trong trường hợp:
• Bệnh tiểu đường;
• Bệnh thấp khớp.

Vớ tĩnh mạch Altiform® hiện được phân phối tại các bệnh viện và hệ thống nhà thuốc rộng khắp cả nước. Nhấp vào đây để tìm đơn vị cung cấp Altiform® gần nhất.

Dùng thuốc trợ tĩnh mạch giúp bệnh nhân điều trị từ gốc rễ của bệnh là tình trạng viêm các van tĩnh mạch, hỗ trợ tăng cường trương lực tĩnh mạch. Trong khi đó, vớ tĩnh mạch với cấu tạo đặc biệt với áp lực phù hợp sẽ hỗ trợ đẩy máu từ chi về tim dễ dàng, từ đó giảm ứ trệ, giảm sưng, đau. Việc kết hợp điều trị cả gốc rễ lẫn triệu chứng bên ngoài này giúp việc điều trị cho hiệu quả vượt trội và an toàn.

Để lựa chọn vớ chính xác với bệnh và kích cỡ chân, bạn nên thực hiện đúng – đủ 2 bước sau:

  • Bước 1: Xác định áp lực vớ phù hợp với cấp độ suy tĩnh mạch của bản thân.
    • Cấp độ I (áp lực 14 – 17 mmHg): Dự phòng Suy tĩnh mạch, phụ nữ có thai, đi máy bay, suy tĩnh mạch giai đoạn sớm.
    • Cấp độ II( áp lực 18 – 24 mmHg): Giãn tĩnh mạch nhẹ – vừa, phù nhẹ, phòng ngừa tái phát loét.
    • Cấp độ III( áp lực 25 – 35 mmHg): Giãn tĩnh mạch nặng, phù nặng, biến dưỡng da, phòng ngừa tái phát loét.
  • Bước 2: Xác định kích thước vớ phù hợp với kích cỡ chân.
    • 1.1. Bạn tiến hành đo kích thước ở 3 vị trí: vòng cổ chân (là vòng nhỏ nhất ngay trên mắt cá), vòng bắp chân (là vòng bắp to nhất ngay dưới gối), vòng đùi (là vòng lớn nhất cách đầu gối 15-20 cm).
    • 1.2. Sau đó, dựa vào kích thước vừa đo được, so cùng bảng kích thước chân – vớ để chọn được size Nhỏ (XS), Vừa (M), hay Lớn (L) cho phù hợp. Xem chi tiết cách đo trong video dưới đây.
Chính vì Vớ/Tất tĩnh mạch được thiết kế đặc biệt để tạo ra các lực ép lên đôi chân, cao nhất ở mắt cá chân và giảm dần khi càng lên cao nên khi sử dụng vớ tĩnh mạch sẽ cho một cảm giác ôm khá sát. Đối với người mới mang có thể gây kích ứng da nhẹ (ngứa, đỏ) tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm sau 1 thời gian sử dụng nên bạn không cần phải lo lắng nhé.
Với công nghệ DỆT KIM TRÒN đặc biệt, vớ/tất tĩnh mạch Altiform có phần thun co giãn ở chóp và gót vớ/tất không chứa silicone và latex nên hạn chế tối đa ngứa hay kích ứng da. Bên cạnh đó vớ/tất tĩnh mạch Altiform® có chất liệu vải dệt cao cấp, mềm mại, co giãn tối đa, giúp bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái và thoáng mát dù mang vớ hoạt động cả ngày.
Việc này hoàn toàn không bắt buộc. Nguyên tắc đeo vớ tĩnh mạch là nhiều nhất có thể, khuyến cáo mang vớ lúc thức dậy,  trong lúc làm việc và có thể tháo khi đi ngủ buổi tối. Tuy nhiên việc đeo vớ này nên linh hoạt, không nên quá cứng nhắc, gây bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Trong các hoạt động như lúc chạy bộ, tập thể thao,… bạn hoàn toàn có thể tháo ra để thuận tiện cho việc luyện tập.
Vớ/tất tĩnh mạch Altiform® nên được giặt ở nhiệt độ 40°C, tránh các nguồn nhiệt trực tiếp, nên phơi trên mặt phẳng và để khô tự nhiên.
KHÔNG ủi, sấy khô, giặt khô hay dùng thuốc tẩy cho vớ/tất tĩnh mạch Altiform®.

Liên hệ

Chọn chủ đề cho câu hỏi

Mua Altiform ở đâu?

Sử dụng vị trí của bạn để tìm cửa hàng gần nhất